Thiên nhiên Đảo_Gough

Đảo Gough cùng với Inaccessible là khu bảo vệ động vật hoang dã, đã được công nhận là di sản thế giới của UNESCO. Nó đã được mô tả là một trong những hệ sinh thái ít biến động nhất và là một trong những nơi cư trú tốt nhất cho các loài chim biển ở Đại Tây Dương. Đặc biệt, gần như toàn bộ số lượng của loài chim hải âu Tristan (Diomedea dabbenena) và hải bão Đại Tây Dương (Pterodroma incerta) trên thế giới.[5] Tuy nhiên, tháng 4 năm 2007 các nhà nghiên cứu được công bố bằng chứng cho thấy tình trạng băng tan, cùng với việc chuột nhắt nhà sinh sôi quá nhanh (ăn trứng và chim non) có thể khiến hai loài này đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng.[6] Hòn đảo cũng là nơi sinh sống của loài chim kịch đảo Gough (Gallinula comeri),[7] và cực kỳ nguy cấp sơn ca Gough (Rowettia goughensis).

Với số lượng chim đa dạng, hòn đảo này được xác định là một vùng chim quan trọng (IBA) của Hiệp hội Quốc tế Bảo vệ các loài chim như là vùng chim đặc hữu và địa điểm sinh sản cho các loài chim biển, bao gồm các loài: chim cánh cụt Rockhopper phương Bắc (144.000 cặp chim bố mẹ), hải âu Tristan (1000-1500 cặp), hải âu bồ hóng (5000 đôi), hải âu vàng mỏ lớn Đại Tây Dương (5000 đôi), Pachyptila vittata (100.000 đôi), hải bão Kerguelen (20.000 cặp), hải bão lông mịn (50.000 cặp), hải bão Đại Tây Dương (20.000 cặp), hải bão cánh lớn (5000 đôi), hải bão xám (10.000 cặp), hải âu lớn (100.000 đôi), hải âu nhỏ (10.000 cặp), hải bão lưng xám (10.000 cặp), hải bão mặt trắng (10.000 cặp), hải bão bụng trắng (10.000 cặp), nhàn Nam Cực (500 cặp), Skuas Nam Cực (500 cặp), kịch đảo Gough (2500 cặp) và sơn ca Gough (3000 con)[8]